Exosome

Exosome

Tại sao bạn chọn chúng tôi
heartbeat
  • HELENE là cơ sở đầu tiên được cấp phép trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản
  • Chứng chỉ ISO 9001 và là đơn vị đầu tiên trên thế giới được cấp chứng chỉ quốc tế GCR về trị liệu tế bào gốc
  • Tất cả các thao tác nuôi cấy và tinh chế tế bào được thực hiện dưới sự quản lý an toàn vệ sinh nghiêm ngặt.
  • Tủ thao tác được cung cấp không khí sạch ISO Class 5 (Class 100), vì vậy bên trong luôn được đảm bảo về độ sạch.
  • Quy trình quản lý và nuôi cấy tế bào được thực hiện trong CPC với quy chuẩn cao, giảm thiểu các hạt siêu nhỏ, tạo ra trạng thái vô trùng không có vi khuẩn.
  • Kiểm tra virus ngay từ khi các tế bào được lưu trữ nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao.
  • Quản lý bằng hệ thống mã vạch nhằm đề phòng tình trạng nhầm lẫn giữa các mẫu.
  • Thiết lập hệ thống quản lý vận hành nuôi cấy tế bào để kiểm soát chất lượng trong toàn bộ quá trình.

Sản phẩm

heartbeat

5 Loại bệnh gây nguy cơ tử vong cao và cách phòng chống

29/09

5 Loại bệnh gây nguy cơ tử vong cao và cách phòng chống
user Exosome Helene
Bệnh động mạch vành Căn bệnh giết người nhiều nhất cho con người thời hiện đại chính là bệnh động mạch vành hay còn có tên khác là bệnh vữa xơ động mạch (IHD). Ngày nay khoa học phát triển cùng việc cải  thiện chế độ chăm sóc cũng như thuốc men và sự hiểu biết của bệnh nhân về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh… mà tỷ lệ tử vong do IHD đã giảm bớt. Mặc dù vậy, đây là căn bệnh vẫn giữ nguyên vị trí số 1 gây tử vong cho nhân loại. Bệnh IHD có thể tránh được bằng việc duy trì một lối sống lành mạnh, giúp cho quả tim mạnh khỏe. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh IHD, hãy làm theo các bước: thường xuyên tập thể dục; duy trì thể trọng ổn định; ăn uống cân bằng với đồ ăn ít thành phần natri (muối), ăn thật nhiều rau và trái cây tươi; tuyệt đối không hút thuốc; hạn chế tối đa uống rượu. Đột quỵ não Chứng đột quỵ não sẽ xảy ra khi một động mạch ở não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Não của bệnh nhân khi đó sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy và các tế bào não bắt đầu chết dần chỉ trong vòng vài phút. Các triệu chứng của đột quỵ não bao gồm cảm giác tê tại một số phần trong cơ thể, yếu vận động, nhìn kém và lú lẫn… Đột quỵ não có thể được phục hồi sau điều trị. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm trong thời gian vàng (trong 6 tiếng tính từ khi có triệu chứng đột quỵ, được điều  trị càng sớm càng tốt) đúng cách thì sẽ khiến cơ thể bị tàn tật lâu dài, thậm chí tử vong. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thì trong khi 93% số người biết được rằng cảm giác tê cơ thể là một dấu hiệu của chứng đột quỵ não, thì chỉ có 38% nhận biết rõ các triệu chứng khác của đột quỵ. Vì lẽ đó, đột quỵ não thường không được đưa đi cấp cứu kịp thời là căn nguyên gây nên các khuyết tật dài hạn. Những yếu tố làm tăng bệnh đột quỵ não bao gồm: tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, chứng phình động mạch não hoặc dị dạng động/tĩnh mạch não… Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể được giảm bớt thông qua chăm sóc phòng ngừa, dùng thuốc và thay đổi lối sống. Nhìn chung, các thói quen lành mạnh sẽ làm giảm hẳn nguy cơ, như: kiểm soát chứng tăng huyết áp; tập thể dục thường xuyên; ăn thức ăn ít natri (muối); tránh hút thuốc; uống rượu có chừng mực.  Nhiễm trùng đường hô hấp dưới Cúm, viêm phế quản, lao và viêm phổi là những nguồn căn bản gây nhiễm trùng cho phổi. Các loại virus và vi khuẩn độc xâm nhập đường thở gây nên các triệu chứng điển hình của bệnh như ho, khó thở hoặc tức/thắt ngực, hoặc thở khò khè. Nếu không được điều trị, chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể dẫn đến tử vong. Để tránh nhiễm trùng hô hấp, nên thường xuyên chủng ngừa cúm hàng năm. Tránh lây lan hay tiếp xúc với vi khuẩn độc bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt phải rửa sạch tay trước khi ăn và hạn chế chạm tay vào mặt. Nếu bị nhiễm trùng, hãy ở yên tại nhà càng nhiều càng tốt để tránh bản thân lây thêm bệnh cho nhiều người khác, cũng như có thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi cho khỏe bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Bệnh này khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng khó thở trong suốt một thời gian dài. Các bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính là một trong những dạng bệnh COPD tiến triển phổ biến nhất. Theo một ước tính của WHO, có ít nhất 64 triệu người trên thế giới đang sống chung với các bệnh về phổi. Những nguy cơ dẫn đến mắc bệnh COPD bao gồm: hút thuốc hay phơi nhiễm với thuốc lá, phơi nhiễm với các chất gây kích thích phổi như các loại khói hóa chất, có tiền sử về nhiễm trùng đường hô hấp lúc còn nhỏ, gia đình có tiền sử mắc bệnh COPD. Sự phát triển của bệnh COPD có thể được chặn lại thông qua dùng thuốc, điều trị nhanh chóng sẽ làm tăng cơ hội khỏe bệnh. Có thể dự phòng bệnh COPD khi từ bỏ thuốc lá (đặc biệt là thuốc đã hết hạn) và các chất kích thích phổi khác. Các bệnh ung thư đường hô hấp Bao gồm các dạng ung thư phế quản, khí quản, phổi và thanh quản. Những yếu tố có thể dẫn đến ung thư hô hấp, bao gồm: hút thuốc đã hết hạn; hít phải các hạt độc hại, rêu mốc trong nhà cùng các chất độc môi trường khác. Các báo cáo nghiên cứu ngay từ năm 2015 về ung thư đường hô hấp đã cho thấy có tới 4 triệu người tử vong hàng năm từ căn bệnh này. Cách thức phòng ngừa bệnh ung thư đường hô hấp là ngừng hút thuốc hoặc bỏ ngay ý định hút thuốc. Cũng nên giảm thiểu việc tiếp xúc với môi trường độc hại. Dùng máy lọc không khí tại nhà và cơ quan công sở, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường nhất là đến những nơi có chất lượng không khí xấu. Phát hiện bệnh sớm bệnh ở đường là quy tắc vàng để ngăn ngừa ung thư.
Liệu có thể dùng tế bào gốc để đẩy lùi lão hóa?

29/09

Liệu có thể dùng tế bào gốc để đẩy lùi lão hóa?
user Exosome Helene
Sinh -  Lão  - Bệnh - Tử là quy luật tự nhiên và nhân loại đang cố gắng tìm kiếm ra phương thức giúp “cải lão hoàn đồng”, một trong những nghiên cứu mang tính khả thi và nhận được nhiều sự quan tâm đó là liệu pháp tế bào gốc. Vậy đâu là căn cứ cho hy vọng ứng dụng tế bào gốc vào việc trẻ hóa cơ thể và đẩy lùi lão hóa hiệu quả? Tế bào gốc – khởi nguồn của sự sống Sự tồn tại của sự sống khởi nguồn từ một tế bào gốc đơn lẻ: trứng được thụ tinh. Nhiệm vụ chính và đầu tiên của tế bào gốc là xây dựng cơ thể, qua hàng tỷ lần phân chia và biệt hóa, chúng đã phát triển thành một con người với đầy đủ chức năng, sống được, thở được, suy nghĩ được với hàng ngàn tỷ tế bào. Về sau đó, tế bào gốc vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc phát triển cơ thể, thể hiện qua sự trưởng thành của não, gia tăng khối lượng cơ thể, chiều cao,… tuy nhiên ở thời điểm 10 năm từ sau giai đoạn dậy thì, sự phát triển đó nhanh chóng chậm lại và cuối cùng sẽ dừng hẳn. Thay vào đó, nhiệm vụ thứ hai của tế bào gốc sẽ chiếm ưu thế: duy trì trạng thái khỏe mạnh và trẻ trung cho chúng ta. Tế bào gốc – gìn giữ tuổi thanh xuân Ở nhiệm vụ thứ hai, tế bào gốc sẽ thay thế và sửa chữa mô khi tế bào bị chết đi và cũng thay thế luôn quần thể tế bào gốc của chính chúng.  Qua việc thay thế những tế bào chết hay bị tổn thương bằng những tế bào mới và trẻ trung trong khắp cơ thể, tế bào gốc không những cung cấp tế bào cho hệ miễn dịch mà còn giúp chúng ta giữ gìn tuổi thanh xuân. Tế bào gốc có vai trò đặc biệt sống còn vì phải thay thế cho những tế bào có tốc độ chết tự nhiên rất nhanh như da, đường ruột và tế bào máu. Khi thực hiện vai trò này, chính tế bào gốc cũng bị hư hỏng, hao mòn và chết đi vì phải sửa chữa và bảo vệ chúng ta. Quá trình lão hóa tỷ lệ thuận với quá trình giảm số lượng và độ khỏe mạnh của tế bào gốc trong cơ thể. Căn cứ cho việc ứng dụng tế bào gốc vào đẩy lùi lão hóa Thường vào độ tuổi 30-40, cơ thể bước vào “bước ngoặt tế bào gốc” – thời điểm số lượng tế bào gốc bắt đầu giảm mạnh dẫn tới lão hóa. Khi đó, nếu chúng ta tác động được vào quá trình này, giúp cho thời điểm bước ngoặt đến càng trễ và quá trình giảm số lượng tế bào gốc diễn ra chậm hơn, thì sự lão hóa của chúng ta sẽ tới chậm đi, việc cấy ghép tế bào gốc là một trong những phương án khả thi. ầu hết những trung tâm y tế chống lão hóa bằng phương pháp tế bào gốc ở Mỹ và Nhật đều thực hiện cấy ghép tế bào gốc vào mạch máu, nhưng với tế bào người, chứ không phải tế bào cừu hay lợn. Một bài toán đặt ra là các liệu pháp sử dụng tế bào gốc từ động vật có nguy cơ về mặt tương thích với từng bệnh nhân, nhưng việc dùng tế bào gốc của người khác nhiều khi còn có nguy cơ hơn. Đó là vì người được cấy ghép có nguy cơ bị lây nhiễm một số bệnh như viêm gan hay ung thư khi họ phải dùng thuốc để làm ức chế hệ miễn dịch của mình (hệ miễn dịch của người nhận có thể nhận biết tế bào lạ từ cá thể khác và kích hoạt phản ứng miễn dịch để đào thải chúng. Vì vậy, trong cấy ghép, để giảm thiểu nguy cơ thải loại này, hệ miễn dịch của người nhận thường bị ức chế). Trong khi ấy, việc sử dụng tế bào của bản thân bệnh nhân có thể loại bỏ khả năng chúng bị thải loại bởi hệ thống miễn dịch, phương pháp này được gọi là liệu pháp tế bào gốc tự thân. Trị liệu bằng tế bào gốc là liệu pháp giúp bổ sung các tế bào gốc khỏe mạnh, làm tăng các tế bào quan trọng đang bị giảm đi hàng ngày. Đầu tiên, tế bào gốc được tách từ mẫu tế bào của bệnh nhân, đem đi hoạt hóa và nuôi cấy tại phòng nuôi cấy tế bào cho đến khi đạt số lượng tăng trưởng và trạng thái tốt nhất. Sau đó, lượng tế bào gốc đã nuôi cấy được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân bằng phương pháp truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào các khu vực cần điều trị. Các tế bào gốc được truyền vào và lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, sẽ bắt lấy các tín hiệu SDF-1 được phát ra từ vị trí mô bị tổn thương, suy yếu. Tại đây, bản thân các tế bào gốc sẽ tự hoạt động để thay thế, phục hồi vùng bị tổn thương, rồi ngay lập tức đi tới các vị trí khác (hiện tượng Hit-and-Run). Do tế bào gốc có khả năng tự phục hồi và tái sinh nên mang lại hiệu quả chống lão hóa cao nhất, trẻ hóa một cách tự nhiên bằng việc tái cấu trúc da và tái tạo các cơ quan trong cơ thể, nhằm cải thiện sức khỏe, làm đẹp và chậm quá trình lão hóa của con người. Như vậy, việc trẻ hóa cơ thể và đẩy lùi lão hóa nhờ tế bào gốc là hoàn toàn có căn cứ và thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của liệu pháp này. Đặc biệt tại Nhật Bản, nơi có tuổi thọ trung bình cao nhất nhì thế giới trong suốt 20 năm qua cũng đang chứng kiến sự phát triển rực rỡ của lĩnh vực y học tái sinh với 2 giải Nobel Y học về Công nghệ Tế bào năm 2012 và 2016. Việc hiểu và ứng dụng đúng công nghệ tế bào gốc vào trị liệu có thể giúp con người phòng chống và hỗ trợ điều trị cho nhiều loại bệnh tật, chống lão hóa và kéo dài tuổi xuân.
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA HIỆU QUẢ

29/09

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA HIỆU QUẢ
user Exosome Helene
Lão hóa là tiến trình tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên nhờ vào những tiến bộ trong y khoa, con người vẫn có nhiều cách để làm chậm lại quá trình này, giúp kéo dài tuổi thanh xuân. Những dấu hiệu lão hóa đầu tiên thường xảy ra ở tuổi 30 và bắt đầu là những nếp nhăn động xuất phát từ việc vận động các cơ trong cơ thể. Khi xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, bên cạnh các phương pháp trị liệu y khoa, thì việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh từ những thực phẩm chống lão hóa phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chống lão hóa. 🍊Trái cây và rau quả giàu vitamin C Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có chế độ ăn nhiều vitamin C có ít nếp nhăn hơn. Những trái cây và rau quả giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, quả việt quất, cà chua, ớt đỏ và kiwi. 🍅Cà chua Ngoài vitamin C, cà chua chứa nhiều lycopene - chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ da khỏi rám nắng và sự tổn thương các gốc tự do khi tiếp xúc với tia cực tím. Các gốc tự do phá vỡ các phân tử collagen và elastin và gây ra các nếp nhăn cũng như viêm da. 🥬Rau xanh lá Rau xanh như cải xoăn và rau bina chứa nhiều vitamin E, vitamin A và vitamin A1, có vai trò quan trọng cho sự luân chuyển tế bào da thông thường. Chúng cũng là nguồn beta carotene (tiền vitamin A ) tuyệt vời - một chất chống oxy hóa tích tụ trong da và bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Ngoài ra trong các loại rau xanh này còn chứa vitamin B9, chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình sửa chữa DNA. 🍣Cá béo Những loại cá chứa nhiều dầu như cá hồi, cá thu và cá mòi có nhiều axit béo omega-3. Đây là những yếu tố quan trọng giúp cho da nềm mại và ẩm ướt. Các axit béo này giúp bảo vệ da khỏi bị viêm, điều trị các bệnh về da như bệnh chàm da, bệnh vẩy nến. Các loại cá chứa nhiều dầu cũng chứa nhiều protein, vitamin E, kẽm rất cần thiết cho sức khỏe của da. Tôm và sò điệp có hàm lượng protein cao, ít calo và bổ sung nhiều khoáng chất. 🥜Đậu nành Đậu nành có chứa isoflavones, là chất chống oxy hóa polyphenol đã được chứng minh là cải thiện sản xuất collagen, làm giảm nếp nhăn và bảo vệ da khỏi bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời. 🍃Trà xanh Trà xanh chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa mạnh được gọi là catechin. Chúng có thể bảo vệ da, tránh tổn thương các gốc tự do từ ánh nắng mặt trời. 🥩Thực phẩm giàu sắt Lợi ích của việc dùng đủ lượng sắt là đặc biệt quan trọng cho phụ nữ ở độ tuổi 30 trở lên vì cần bổ sung thêm máu sau chu kỳ kinh nguyệt. Lượng sắt thấp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, vì bạn cần sắt để giúp mái tóc khỏe mạnh. Những thực phẩm chứa nhiều sắt đó là thịt đỏ, trai, tôm, đậu đen, đậu lăng, rau bina và hạt bí ngô. 🌰Chất béo lành mạnh Một số chất béo có lợi cho sức khỏe như axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi, hạt lanh và quả óc chó. Các loại hạt như quả óc chó và hạnh nhân chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra chúng còn chứa amino axit L-arginine hỗ trợ quá trình tổng hợp protein, có lợi cho sức khỏe của tóc, da và móng. 🥑Quả bơ có chứa chất béo có lợi, vitamin C và E. Điều này giúp da luôn giữ được ẩm và không bị nhăn. Ngoài ra ô liu và dầu ô liu có chất chống oxy hóa polyphenol có thể giúp làm dịu da bị kích ứng. 🌶Thực phẩm giàu carotenoid Một số phụ nữ cho biết da của họ trở nên vàng đi và đánh mất sự tươi trẻ trong độ tuổi 50. Trong một nghiên cứu, việc thường xuyên ăn trái cây và rau chứa nhiều carotennoid trong 6 tuần sẽ giúp màu da trở nên tốt sáng và hấp dẫn hơn. Các loại trái cây và rau này bao gồm khoai lang, cà rốt, ớt đỏ đều chứa beta carotene (tiền vitamin A). Trong đó, khoai lang chứa nhiều beta carotene, vitamin A và C. Ba chất chống oxy hóa này làm cho da sáng hồng hào hơn.